Hội nghị Tuyên truyền, phối hợp thực hiện công tác phòng ngừa đối với tội phạm cướp ngân hàng, cửa hàng tiện ích, kinh doanh vàng bạc đá quý; Công an lắng nghe ý kiến nhân dân và đối thoại về cải cách hành chính

Chiều ngày 16/3/2022, Công an huyện Đại Từ tổ chức Hội nghị Tuyên truyền, phối hợp thực hiện công tác phòng ngừa đối với tội phạm cướp ngân hàng, cửa hàng tiện ích, kinh doanh vàng bạc đá quý; Công an lắng nghe ý kiến nhân dân và đối thoại về cải cách hành chính tại trụ sở đơn vị, do đồng chí Thượng tá Trần Minh Cường – Trưởng Công an huyện chủ trì. Tham dự Hội nghị có các đồng chí là chỉ huy các đội nghiệp vụ trong Công an huyện và đại diện các ngân hàng, cửa hàng tiện ích, cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý trên địa bàn huyện Đại Từ.

 Tại Hội nghị, đồng chí Thượng tá Trần Minh Cường, Trưởng Công an huyện Đại Từ đã thông tin những nét cơ bản về tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn huyện và các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm về công tác bảo đảm an ninh, trật tự nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025.

Thượng tá Trần Minh Cường – Trưởng Công an huyện Đại Từ thông tin về tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn huyện (Ảnh nguồn: An ninh Thái Nguyên)

Đặc biệt, đồng chí nhấn mạnh về tình hình các vụ cướp ngân hàng, cửa hàng tiện ích, kinh doanh vàng bạc đá quý trên địa bàn toàn quốc; phương thức, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này và đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng, cửa hàng tiện ích, cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý trên địa bàn huyện cùng chung tay với lực lượng Công an huyện thực hiện tốt công tác phòng ngừa tội phạm.

Hưởng ứng lời đề nghị của đồng chí Trưởng Công an huyện, đại diện các ngân hàng, cửa hàng tiện ích, cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý trên địa bàn đã cam kết thực hiện tốt công tác phòng ngừa tội phạm, đồng thời tích cực phối hợp với lực lượng Công an huyện trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; quan tâm triển khai lắp đặt camera kết nối với Trung tâm Điều hành camera bảo đảm an ninh, trật tự của Huyện nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn.

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, đồng chí Thượng tá Trần Minh Cường đã đối thoại, giải đáp thắc mắc của các cơ quan, doanh nghiệp về một số thủ tục hành chính. Sau Hội nghị, đồng chí tiếp tục chỉ đạo các đội nghiệp vụ trong lực lượng Công an huyện đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn và biện pháp phòng ngừa các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm cướp ngân hàng, cửa hàng tiện ích, kinh doanh vàng bạc đá quý; xây dựng và nhân rộng các mô hình thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc./.

Thông báo tuyển sinh đại học chính quy tuyển mới trong Công an nhân dân năm 2022

Căn cứ Kế hoạch số 15/KH-BCA ngày 17/01/2022 của Bộ Công an về tổ chức thực hiện Đề án đổi mới công tác tuyển sinh đại học chính quy tuyển mới trong Công an nhân dân năm 2022; Công văn số 1637/PX01-TCBC&ĐT ngày 25/02/2022 của Phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh Thái Nguyên về việc thực hiện Đề án đổi mới công tác tuyển sinh đại học chính quy tuyển mới trong Công an nhân dân năm 2022; Công an huyện Đại Từ thông báo một số nội dung trong công tác tuyển sinh đại học chính quy tuyển mới trong Công an nhân dân năm 2022 như sau:

1. Đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn tuyển sinh

1.1.  Đối tượng

– Chiến sĩ nghĩa vụ Công an;

– Công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân có quyết định xuất ngũ trong vòng 12 tháng tính đến tháng dự tuyển;

– Học sinh Trường Văn hóa;

– Công dân thường trú tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển.

1.2. Điều kiện

Người đăng ký dự tuyển ngoài bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức theo quy định hiện hành của Bộ Công an;

b) Đối tượng thuộc điểm a mục 1.1 có thời gian công tác từ 15 tháng trở lên tính đến tháng thi tuyển; phân loại cán bộ đạt mức “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên trong năm liền trước với năm dự tuyển;

c) Đối tượng thuộc điểm b mục 1.1 trong thời gian tại ngũ, hàng năm đều đạt mức “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm đạt mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”;

d) Trong những năm học trung học phổ thông hoặc tương đương đạt học lực từ khá trở lên (theo kết luận học bạ).

Đối tượng tại các điểm a, b và c mục 1.1 từng môn thuộc tổ hợp xét tuyển vào trường Công an nhân dân đạt từ 6,5 điểm trở lên;

Đối tượng tại điểm d mục 1.1 từng môn thuộc tổ hợp xét tuyển vào trường Công an nhân dân phải đạt từ 7,0 điểm trở lên, trường hợp là người dân tộc thiểu số từng môn thuộc tổ hợp xét tuyển vào trường Công an nhân dân phải đạt từ 6,5 điểm trở lên;

đ) Đối tượng thuộc các điểm c và d mục 1.1 trong những năm học trung học phổ thông hoặc tương đương hạnh kiểm đạt loại khá trở lên (theo kết luận học bạ); chưa kết hôn, chưa có con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật;

e) Tính đến năm dự tuyển, đối tượng thuộc điểm c và d mục 1.1 không quá 22 tuổi, trường hợp là người dân tộc thiểu số không quá 25 tuổi;

g) Đủ sức khỏe tuyển vào Công an nhân dân theo quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của Bộ Công an.

Đối tượng thuộc các điểm a và b mục 1.1 chiều cao áp dụng theo tiêu chuẩn chiều cao tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân tại thời điểm tuyển chọn.

Đối tượng thuộc các điểm c và d mục 1.1, chiều cao đạt từ 1m64 đến lm95 đối với nam, đạt từ lm58 đến lm80 đối với nữ, trường hợp là người dân tộc thiểu số chiều cao đạt từ 1m62 đến lm95 đối với nam, đạt từ lm56 đến lm80 đối với nữ; chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính bằng trọng lượng (đơn vị tính: ki-lô-gam) chia cho bình phương chiều cao (đơn vị tính: mét) đạt từ 18,5 đến 30; nếu mắt bị tật khúc xạ thì không quá 3 đi-ốp, kiểm tra thị lực qua kính mắt đạt 10/10, tổng thị lực 2 mắt đạt 19/10 trở lên (phải cam kết chữa bảo đảm tiêu chuẩn thị lực theo quy định nếu trúng tuyển);

h) Có khả năng giữ bình tĩnh, nhanh nhẹn, có trí nhớ tốt, tư duy lô-gic và những phẩm chất khác theo yêu cầu của từng hệ lực lượng nghiệp vụ trong Công an nhân dân (nếu có).

2. Phương thức tuyển sinh

– Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của Bộ Công an.

– Phương thức 2: Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (chứng chỉ IELTS Academic hoặc chứng chỉ TOEFL iBT hoặc chứng chỉ HSK…) đạt học lực giỏi trong 03 năm học trung học phổ thông phù hợp với quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của Bộ Công an.

– Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp kết quả học trung học phổ thông, kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo với bài thi đánh giá tuyển sinh của Bộ Công an.

3. Đăng ký dự tuyển, tiếp nhận hồ sơ dự tuyển

– Chiến sĩ nghĩa vụ Công an đăng ký dự tuyển tại đơn vị công tác.

– Học sinh Trường Văn hóa đăng ký dự tuyển tại Trường Văn hóa.

– Công dân trực tiếp đăng ký dự tuyển tại Công an cấp huyện nơi thường trú.

Khi đến đăng ký dự tuyển, người dự tuyển cần thực hiện theo các nội dung đã được Công an đơn vị, địa phương và trường Công an nhân dân thông báo; Trường hợp dịch bệnh kéo dài, người dự tuyển có thể đăng ký dự tuyển thông qua các hình thức điện thoại, email… và gửi hồ sơ tài liệu đăng ký dự tuyển theo theo yêu cầu của nơi đăng ký, tiếp nhận hồ sơ.

4. Tổ chức sơ tuyển

– Kiểm tra các tiêu chuẩn theo quy định về tuyển sinh vào lực lượng Công an nhân dân.

Căn cứ tài liệu, hồ sơ có liên quan của thí sinh, đơn vị sơ tuyển kiểm tra thông tin cá nhân; học lực, hạnh kiểm tại học bạ, phẩm chất đạo đức, quá trình công tác; kiểm tra sức khỏe; thẩm tra, xác minh, kết luận tiêu chuẩn chính trị.

– Kiểm tra khả năng vận động

Thí sinh được lựa chọn 02 nội dung để kiểm tra trong số các nội dung rèn luyện thể lực gồm chạy 100m, chạy 1500m (đối với nam), chạy 800m (đối với nữ), bật xa tại chỗ, co tay xà đơn. Chỉ tính đạt hoặc không đạt.

5. Bài thi đánh giá của Bộ Công an

– Tên bài thi: Bài thi đánh giá tuyển sinh trình độ đại học chính quy tuyển mới của Bộ Công an.

– Cấu trúc bài thi, gồm 02 phần: phần trắc nghiệm và phần tự luận.

– Yêu cầu của bài thi:

Đề thi đánh giá được các năng lực cốt lõi để học tập ở bậc đại học của thí sinh, không vi phạm pháp luật và thuần phong mỹ tục, văn hóa của Việt Nam, trong đó nội dung các câu hỏi để đánh giá trình độ văn hóa phải nằm trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học phổ thông.

+ Phần trắc nghiệm bao gồm: kiến thức về khoa học tự nhiên, kiến thức xã hội, ngoại ngữ phù hợp với tổ hợp đăng ký xét tuyển vào các học viện, trường Công an nhân dân; tập trung kiểm tra kiến thức trong chương trình trung học phổ thông hiện hành, độ khó cao hơn so với đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tăng khả năng phân loại thí sinh; phần tư duy logic tập trung kiểm tra các kỹ năng ghi nhớ, phán đoán, suy luận, đánh giá, nhận xét của thí sinh phù hợp với lĩnh vực công tác Công an.

+ Phần tự luận: thí sinh được lựa chọn một trong hai nội dung: văn học, nghị luận xã hội hoặc giải toán.

– Tổng thời gian làm bài 180 phút, trong đó phần trắc nghiệm 90 phút, phần tự luận 90 phút.

– Đề thi minh họa được công bố công khai cho thí sinh và xã hội theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Tổ chức thi

– Tổ chức thi sau kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức 10 ngày.

– Các học viện, trường Công an nhân dân tổ chức thi theo lịch tuyển sinh chung của Bộ Công an.

– Trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài, việc tổ chức kỳ thi của Bộ Công an có thể ảnh hưởng đến công tác phòng dịch, căn cứ tình hình cụ thể, Bộ Công an sẽ quyết định tiếp tục tổ chức thi hoặc không tổ chức thi.

– Quá trình tổ chức thi tuân thủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Bộ Công an, không để xảy ra các hành vi tiêu cực trong công tác coi thi.

7. Tổ chức xét tuyển

7.1. Trường hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chủ trì tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông về đề thi, thời gian thi, điểm xét tuyển được sử dụng từ các nguồn sau:

– Kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo chiếm 40% tổng điểm xét tuyển;

– Kết quả bài thi đánh giá do học viện, trường đại học Công an nhân dân tổ chức chiếm 60% tổng điểm xét tuyển.

Điểm trên được quy về thang điểm phù hợp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cộng với điểm ưu tiên về khu vực, đối tượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của Bộ Công an.

7.2. Trường hợp do dịch bệnh, không tổ chức kỳ thi của Bộ Công an thì điểm xét tuyển được thực hiện như năm 2021, sử dụng từ các nguồn sau:

– Kết quả học bạ trung học phổ thông chiếm 25% tổng điểm xét tuyển;

– Kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo chiếm 75% tổng điểm xét tuyển.

Điểm trên được quy về thang điểm phù hợp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cộng với điểm ưu tiên về khu vực, đối tượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của Bộ Công an.

7.3. Trường hợp do dịch bệnh, không tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không tổ chức kỳ thi của Bộ Công an:

Sử dụng kết quả học bạ trung học phổ thông làm điểm xét tuyển tương tự như xét tuyển các thí sinh được đặc cách tốt nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh xét tuyển trong năm 2021.

Mọi thông tin cần biết sẽ giải đáp tại Công an huyện Đại Từ (qua số điện thoại 02083.824.392 của Đội Tổng hợp), hoặc liên hệ trực tiếp đồng chí Đỗ Quang Huy – cán bộ tuyển sinh theo số điện thoại 0962.472.940 để hướng dẫn.

Tiếp bước truyền thống vẻ vang của lực lượng Cảnh sát Giao thông

Ngày 21/02/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 23/SL hợp nhất các Sở Cảnh sát và Liêm phóng toàn quốc thành Việt Nam Công an vụ. Ở các Sở Công an kỳ, Ty Công an tỉnh có Phòng và Ban trật tự làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự công cộng, kiểm soát giấy tờ… Đây là mốc rất quan trọng đánh dấu sự ra đời của lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thuộc lực lượng Công an Nhân dân. Vì vậy, ngày 21/12/2021 đồng chí Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định số 10451/QĐ-BCA về việc xác định ngày 21/02/1946 là Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát giao thông.

Tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của lực lượng Cảnh sát giao thông, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự – Công an huyện đã khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới.

 

Đặc biệt, trong năm 2021, dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an huyện Đại Từ đã chủ động nắm chắc tình hình theo từng thời điểm, gắn với làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh.

Lực lượng Cảnh sát Giao thông trong một cuộc họp về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Ngay từ những ngày đầu tiên đại dịch Covid-19 bùng phát, lực lượng Cảnh sát giao thông huyện Đại Từ đã luôn tính cực là lực lượng tuyến đầu, có mặt 24/7 tại các điểm kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh, chủ động, sáng tạo khắc phục mọi khó khăn gian khổ, phối hợp với các lực lượng và chính quyền địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Công an, UBND tỉnh và UBND huyện về phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, tập trung toàn lực để bảo vệ tuyệt đối an toàn các hội nghị, sự kiện lớn của địa phương như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026…; tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông; ứng dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào công tác bảo đảm TTATGT và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực của lực lượng Cảnh sát giao thông… góp phần bảo đảm tốt an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội thúc đẩy mục tiêu phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19.

Để đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông trên địa bàn huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong công tác và cuộc sống, từng bước xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh khi tham gia giao thông trong toàn dân nhằm hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông tại địa phương. Trong thời gian tới, Công an huyện Đại Từ rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Cấp ủy Chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, tổ chức và đặc biệt là sự phối hợp, giúp đỡ của quần chúng nhân dân sinh sống trên địa bàn./.

Đào Huy Hoàng

Quy định đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ và nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh

Ngày 04/12/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 47/2020/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ và nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Quy định trên đã nêu rõ trách nhiệm của cá nhân, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh trong công tác đảm bảo an toàn PCCC và đã chỉ ra các điều kiện đảm bảo an toàn PCCC đối với nhà ở hộ gia đình riêng lẻ và nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh. Để chủ động phòng ngừa, hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Công an huyện Đại Từ đề nghị chủ hộ gia đình, chủ hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện nghiêm túc chấp hành nghiêm các quy định sau:

Điều 6 Quyết định số 47/2020/QĐ-UBND. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình (nhà ở riêng lẻ):

1. Tài sản, vật tư, chất cháy phải được bố trí, sắp xếp gọn gàng, không cản trở lối và đường thoát nạn, bảo đảm việc sơ tán người và tài sản nhanh chóng, an toàn khi xảy ra cháy; bố trí nơi để chìa khóa, dụng cụ phá dỡ thông thường (búa, rìu, xà beng, kìm cộng lực…) ở nơi dễ thấy, dễ lấy để kịp thời mở cửa khi có sự cố cháy, nổ.

2. Việc đun nấu trong nhà phải bảo đảm các yêu cầu về an toàn phòng cháy và chữa cháy, cụ thể:

a) Bếp sử dụng khí LPG: Bố trí trên mặt sàn bằng phẳng, thông thoáng, cách xa thiết bị điện và lắp đặt thiết bị báo dò khí LPG tại khu vực sử dụng khí LPG; thường xuyên kiểm tra tình trạng của van khóa, dây dẫn và đóng van bình gas sau khi sử dụng, không sử dụng các bình gas mini đã qua sử dụng, bình gas, dây dẫn khí, bếp không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Khi phát hiện có mùi đặc trưng của khí gas phải giữ nguyên hiện trạng của hệ thống điện (không bật, tắt các công tắc thiết bị tiêu thụ điện vào thời điểm đó), không dùng ngọn lửa trần (bật lửa, diêm, đèn dầu, hương, nến…), mở cửa sổ, cửa chính (tránh làm phát sinh tia lửa) để thoát khí gas, phải khóa ngay van bình và báo cho đại lý cung cấp gần nhất; không sử dụng các bình gas mini đã qua sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

b) Bếp điện: Lắp đặt, sử dụng dây dẫn, thiết bị bảo vệ phù hợp với công suất của bếp và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng;

c) Bếp dầu: Bố trí trên mặt sàn bằng phẳng, không dùng xăng hoặc xăng pha dầu để đun bếp dầu, không rót thêm dầu vào bếp khi đang đun nấu, tắt bếp sau khi sử dụng.

d) Nhà có thiết kế ban công, lô gia cần đảm bảo thông thoáng. Người dân không nên che chắn ban công, lô gia thành phòng, không nên lắp đặt lồng sắt, lưới sắt gây cản trở việc thoát nạn và cứu người khi sự cố xảy ra. Trường hợp muốn trang bị cửa cuốn, cửa trượt, lưới sắt… với mục đích bảo vệ tài sản, chủ hộ gia đình phải bố trí mở lỗi ra thứ 2 khi có sự cố cháy, nổ xảy ra, đồng thời cửa cuốn cần sử dụng loại có cơ cấu tự thu, mở nhanh, cửa mở bằng mô tơ điện phải có bộ lưu điện và mở nhanh bằng cơ khi mất điện hoặc mô tơ bị hỏng.

2. Khi thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã, khi đun nấu phải có người trông coi; trước khi ra khỏi nhà hoặc khi đi ngủ phải kiểm tra, tắt nguồn điện tới các thiết bị tiêu thụ điện không sử dụng.

3. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, sửa chữa, thay thế các thiết bị điện hư hỏng, không đảm bảo an toàn. Đường dây dẫn điện và các thiết bị điện hư hỏng phải được sửa chữa khắc phục ngay hoặc ngắt nguồn điện đến đường điện hoặc thiết bị không an toàn.

4. Khi sửa chữa, cải tạo nhà ở có quá trình hàn cắt phải đảm bảo giải pháp ngăn cháy, có biện pháp che chắn không để vảy hàn tiếp xúc với các chất dễ cháy; chuẩn bị dụng cụ, phương tiện chữa cháy và phải có người giám sát, sẵn sàng chữa cháy trong suốt quá trình hàn cắt và sau khi hàn cắt 30 phút.

5. Mỗi nhà ở riêng lẻ khuyến khích trang bị ít nhất 01 binh chữa cháy ở mỗi tầng phù hợp với quy mô, điều kiện gia đình. Bình chữa cháy phải được bố trí ở nơi dễ thấy, dễ lấy và thuận tiện cho việc sử dụng để kịp thời xử lý sự cố cháy, nổ xảy ra; khoảng cách di chuyển lớn nhất đến bình chữa cháy không quá 20 m.:

6. Đối với nhà ở riêng lẻ là nhà sản chất liệu gỗ khuyến khích không nên bố trí bếp trong nhà, nếu bố trí bếp trong nhà trên mặt nhà sản gỗ thì vị trí đặt bếp phải bằng vật liệu không cháy, xung quanh bếp phải được che chắn bằng vật liệu không cháy hoặc khó cháy.

7. Ngoài các biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy tại khoản 1 đến khoản 8 Điều này, khuyến khích chủ hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà ở riêng lẻ thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 đến khoản 6 Điều 7 Quy định này, nhằm tăng cường công tác an toàn phòng cháy và chữa cháy cho nhà ở, hộ gia đình.

Điều 7 Quyết định số 47/2020/QĐ-UBND. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan trong quản lý, sử dụng nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh phải thực hiện các quy định:

1. Quy định các giải pháp đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy ngay từ khi thiết kế, thi công xây dựng hoặc cải tạo sửa chữa nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh

a) Vật liệu xây dựng, trang trí nội thất phải là vật liệu không cháy hoặc khó cháy. Không được dùng các vật liệu dễ cháy, vật liệu khi cháy phát sinh ra nhiều khói, khí độc để xây dựng hoặc cải tạo sửa chữa;

b) Hệ thống điện được thiết kế và lắp đặt theo tiêu chuẩn TCVN 9206: 2012, TCVN 9207: 2012 và quy chuẩn QCVN 12-2014 / BXD, tại các phòng, tầng, thiết bị tiêu thụ điện có công suất lớn phải lắp đặt aptomat chống quá tải,

c) Đảm bảo các điều kiện về lỗi thoát nạn tại khoản 3 của Điều này.

2. Quy định an toàn trong lắp đặt, sử dụng điện

a) Không lắp đặt đường dây dẫn điện và thiết bị tiêu thụ điện trên tưởng, vách, trần, sàn nhà có cấu tạo bằng vật liệu dễ cháy; lắp đặt các bóng điện chiếu sáng phải gắn vào các móc treo chuyên dùng, không treo trực tiếp bằng dây dẫn;

b) Không dùng vật liệu dễ cháy như giấy, vải, nilon… để bao, che bóng điện; khoảng cách tối thiểu từ các chất dễ chạy đến các thiết bị, dụng cụ tiêu thụ điện như: bóng đèn, bàn ủi, bếp điện, ổ cắm điện, bảng điện… tối thiểu 0,5m; không cắm dây dẫn điện trực tiếp vào ổ cắm, không đấu nối nhiều dây dẫn điện vào chung một phích cắm; sử dụng băng keo cách điện để bọc các mối nổi dậy;

c) Không sử dụng nhiều thiết bị điện có công suất lớn cùng một lúc; khi sạc các thiết bị tích điện (ắc quy xe đạp điện, xe máy điện, quạt tích điện…) phải có người trông coi, không được sạc trong một thời gian dài, không sạc qua đêm.

3. Quy định về lối thoát nạn Nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh phải có các giải pháp thoát nạn phù hợp khi có cháy, nổ xảy ra.

a) Bố trí ít nhất 02 lối thoát nạn (chiều rộng thông thủy tối thiểu 0,8 m, chiều cao thông thủy tối thiểu 1,9m) phân tán nhau trong nhà. Cửa chính của nhà thoát nạn ra ngoài phải sử dụng cửa có bản lễ;

b) Đối với nhà chỉ có 01 lối ra thoát nạn, phải bố trí lối thoát nạn thứ 2 bằng cầu thang ngoài nhà hoặc thang nối giữa các tầng nhà hoặc lối ra khẩn cấp như: ra ban công các tầng, thoát nạn trên sân thượng ra các nhà xung quanh;

c) Nhà dạng nhà ống, ban công hoặc lỗ gia có khung sắt, lồng sắt bảo vệ phải bố trí cửa mở ra ngoài tạo lối thoát nạn thứ 2 khi có sự cố cháy, nổ xảy ra;

d) Lắp đặt các lỗ cửa thoát khỏi tự nhiên trong nhà thông qua mái nhà hoặc thoát khỏi trực tiếp ra không gian bên ngoài tại các tầng,

đ) Cửa chính là loại cửa cuốn cần sử dụng loại cửa có cơ cấu tự thu, mở nhanh, cửa mở bằng mô tơ điện phải có bộ lưu điện và mở nhanh bằng cơ khi mất điện hoặc mô tơ bị hỏng;

e) Các gian phòng tồn chứa hàng hóa, vật liệu dễ cháy hoặc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải được ngăn cách với lối ra thoát nạn tại các tầng bằng vật liệu không cháy hoặc khó cháy. Trường hợp tầng 1 (tầng trệt) được sử dụng để sản xuất, kinh doanh thì lối thoát nạn từ các tầng phía trên xuống thông qua cầu thang bộ tại tầng 1 phải có lối đi an toàn ngăn cách với khu vực sản xuất, kinh doanh bằng tưởng ngăn cháy, vách ngăn cháy, chiều rộng lối đi không nhỏ hơn 0,8m.

4. Quy định an toàn trong quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt

a) Không bố trí nơi đun nấu, thờ cúng tại khu vực sản xuất, kinh doanh có chứa chất, hàng dễ cháy;

b) Khu vực thắp hương thờ cúng phải đảm bảo: vách, trần nhà phải bằng vật liệu không cháy, khó cháy, phía trên trần có đặt tấm phản xạ nhiệt, đèn dầu, hương. nến khi thắp phải đặt chắc chắn trên các vật liệu không cháy hoặc khó cháy;

c) Khu vực bếp nấu phải để xa các vật liệu dễ cháy ít nhất 0,7m, nếu có tấm cách nhiệt ngăn cháy thì được phép để gần hơn, nhưng không dưới 0,2m. Trường hợp trong nhà có sử dụng thiết bị tiêu thụ LPG: tất cả các thiết bị điện trong nhà phải lắp đặt cách bình LPG tối thiểu 1,5m; lắp đặt thiết bị cảnh báo rò rỉ khí gas tại khu vực đặt bình gas, bếp gas;

d) Khi điều kiện sản xuất, kinh doanh có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt phải bố trí cách các vật liệu dễ cháy, các phương tiện, dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy (ô tô, xe máy…) ít nhất 0,7m, nếu có tấm cách nhiệt ngăn cháy thì được phép để gần hơn, nhưng không dưới 0,2m; khi điều kiện sản xuất, kinh doanh cần dự trữ xăng, dầu và các chất lỏng dễ cháy thì phải bảo quản tại nơi thông thoáng, tránh xa nguồn lửa, nguồn nhiệt, tránh ánh nắng trực tiếp và không để trên lối ra thoát nạn.

5. Quy định an toàn trong sắp xếp hàng hóa và lắp đặt biển quảng cáo

a) Sắp xếp, bảo quản hàng hóa theo từng loại, có cùng tính chất, cùng đặc điểm, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, không cản trở lỗi đi, lối thoát nạn, đặc biệt là sảnh, lối ra tại tầng 1 và khu vực cầu thang bộc.

b) Hàng hóa dễ cháy hoặc dễ bắt cháy cần bố trí trong các khu vực, gian phòng riêng, không để lẫn với các hàng hóa khác và đảm bảo yêu cầu ngăn cháy lan, không bố trí dưới gầm cầu thang bộ;

c) Việc lắp đặt biển hiệu, bảng quảng cáo vào nhà ở có sẵn, phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật về quảng cáo, tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời QCVN 17-2018 / BXD.

6. Quy định trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

a) Đối với khu vực kinh doanh, sản xuất phải trang bị số lượng bình chữa cháy đảm bảo diện tích bảo vệ theo quy định của mục 5 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3890: 2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng. Khoảng cách di chuyển lớn nhất đến binh chữa cháy không quá 20m.

b) Trang bị, lắp đặt, sử dụng hệ thống cảnh báo cháy nhanh; thiết bị cảnh báo rò rỉ khí gas; thiết bị cứu nạn cứu hộ (đèn pin, khẩu trang, mặt nạ phòng độc, thang dây, dây cứu nạn…) để kịp thời xử lý khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

7. Ngoài các quy định nêu tại Điều này, chủ hộ kinh doanh, cá nhân phải duy trì thực hiện các biện pháp an toàn tại khoản 1 đến khoản 8 Điều 6 Quy định này trong suốt quá trình hoạt động.

Lễ Công bố Quyết định về công tác cán bộ

Chiều ngày 24/01/2022, Công an huyện Đại Từ tổ chức Lễ Công bố Quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về công tác cán bộ. Tham dự buổi lễ có đồng chí Thượng tá Trần Minh Cường – Bí thư Đảng ủy, Trưởng Công an huyện Đại Từ cùng tập thể cấp ủy, lãnh đạo Công an huyện; chỉ huy các đội công tác, chỉ huy Công an các xã, thị trấn có cán bộ được điều động, bổ nhiệm và các đồng chí là cán bộ được điều động, bổ nhiệm.

Tại buổi Lễ, Công an huyện Đại Từ đã công bố Quyết định điều động đồng chí Trung tá Phùng Địch Long giữ chức vụ Phó Trưởng Công an xã Yên Lãng; Quyết định điều động và bổ nhiệm đồng chí Trung tá Dương Văn Bình giữ chức vụ Phó Trưởng Công an xã Cát Nê; Quyết định bổ nhiệm đồng chí Đại úy Trương Việt Chung giữ chức vụ  Phó Trưởng Công an thị trấn Hùng Sơn.

Phát biểu giao nhiệm vụ, đồng chí Trần Minh Cường yêu cầu các đồng chí được điều động, bổ nhiệm trong thời gian tới tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, chung  sức, đồng lòng xây dựng lực lượng Công an huyện Đại Từ ngày càng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Một số hình ảnh trong buổi lễ:

Công an huyện Đại Từ quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm 2022

Chiều ngày 16/01/2022, Công an huyện Đại Từ tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Công an năm 2021, triển khai công tác năm 2022. Tham dự Hội nghị có đồng chí Phạm Quang Anh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đại Từ; đồng chí Đại tá Đặng Văn Khoa, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên, đại diện các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Thái Nguyên, các phòng, ban thuộc huyện cùng tập thể lãnh đạo Công an huyện, chỉ huy các đội công tác và Công an các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Năm 2021 là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025 trong bối cảnh tình hình đại dịch Covid-19 đã và đang diễn biến phức tạp. Tình hình đó đặt ra nhiều yêu cầu mới, thách thức mới, đòi hỏi lực lượng Công an huyện Đại Từ phải chủ động tham mưu và tổ chức triển khai nhiều phương án, kế hoạch nhằm vừa bảo đảm an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội, vừa thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Hội nghị Tổng kết công tác Công an năm 2021, triển khai công tác năm 2022

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời của cấp ủy, chính quyền các cấp cùng sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể và sự ủng hộ, giúp đỡ của các tầng lớp Nhân dân, lực lượng Công an huyện Đại Từ đã triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ công tác công an và đạt được những kết quả quan trọng:

Chủ động nắm chắc, phân tích, dự báo sát và đúng tình hình, kịp thời tham mưu Huyện ủy, UBND huyện ban hành, quyết định nhiều kế hoạch, đề án, phương án lớn về công tác bảo đảm ANTT, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, triển khai kịp thời, có hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19, góp phần ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn huyện. Đáng chú ý, trong năm 2021, Công an huyện đã tham mưu và chỉ đạo lực lượng Công an các xã, thị trấn tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp công tác, bảo vệ tuyệt đối an ninh trật tự địa bàn trong thời gian diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; bảo đảm tuyệt đối an toàn 249/249 khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.

Cũng trong năm 2021, Công an huyện Đại Từ đã thực hiện tốt công tác tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, đạt tỷ lệ 92% (vượt 02% so với chỉ tiêu công tác). Đấu tranh, triệt phá nhiều chuyên án lớn, đặc biệt là các chuyên án liên quan đến tội phạm về ma túy, được Bộ Công an, UBND tỉnh, UBND huyện biểu dương, khen thưởng và được Nhân dân ghi nhận. Công tác điều tra, khám phá làm rõ án chung đạt tỷ lệ 95% (vượt 20% so với chỉ tiêu công tác), điều tra, khám phá án rất nghiêm trọng đạt tỷ lệ 100% (vượt 05% so với chỉ tiêu công tác). Phát hiện, bắt quả tang 24 vụ, 136 đối tượng; khởi tố 18 vụ, 81 đối tượng về hành vi đánh bạc, mua bán mại dâm. Tiếp nhận, giải quyết 05 vụ, 06 đối tượng có hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, chức vụ, môi trường, đạt tỷ lệ 100%. Phát hiện, triệt phá 82 vụ, bắt giữ 90 đối tượng có hành vi tàng trữ, mua bán, chứa chấp chất ma túy. Nhờ đó, trật tự xã hội được giữ vững, sự gia tăng của tội phạm được kiềm chế.

Tai nạn giao thông giảm trên cả 03 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương. Hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về ANTT ngày càng được nâng cao. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng, hậu cần đạt nhiều thành tích quan trọng, nổi bật là việc tham mưu triển khai tổ chức Công an chính quy tại các xã, thị trấn trên địa bàn theo Nghị định số 42. Đến nay, lực lượng Công an cấp xã đang từng bước khẳng định vai trò và tầm quan trọng của mình trong công tác bảo đảm ANTT ở cơ sở.

Với những kết quả đạt được trong năm 2021, Công an huyện Đại Từ đã phát động phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2022 nhằm nâng cao hơn nữa tinh thần đoàn kết, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong tập thể, giúp cán bộ, chiến sỹ yên tâm công tác, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu công tác được giao. Trong năm mới, đơn vị xác định 5 mục tiêu, yêu cầu; 5 nhiệm vụ công tác trọng tâm và 8 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, đồng thời xác định phương châm hành động:“Chủ động, nêu gương, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả”, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phạm Quang Anh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đại Từ đã ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực của Công an huyện Đại Từ trong thực hiện các mặt công tác được giao, đồng thời yêu cầu đơn vị tiếp tục phát huy các thành tích đã đạt được trong năm mới, chủ động nắm, dự báo và đánh giá sát, đúng tình hình, kịp thời tham mưu Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo thực hiện tốt công tác bảo đảm ANTT địa bàn, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy Thái Nguyên và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đại Từ, nhiệm kỳ 2020-2025; thi đua đạt nhiều thành tích hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập huyện Đại Từ (01/8/1922-01/8/2022).

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, đồng chí Đại tá Đặng Văn Khoa, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên đã ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những thành tích xuất sắc của lực lượng Công an huyện đã thực sự góp phần vào những kết quả quan trọng, nổi bật của huyện Đại Từ trên các lĩnh vực trong năm 2021. Bên cạnh đó, đồng chí cũng yêu cầu đơn vị cần tiếp tục bám sát các nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, tập trung quán triệt thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Đồng chí Đại tá Đặng Văn Khoa, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Bám sát các nội dung của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các chủ trương của Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Thái Nguyên và Huyện ủy Đại Từ, chủ động nắm, phân tích, đánh giá, dự báo sát tình hình để kịp thời tham mưu đề ra các chủ trương, giải pháp bảo đảm ANTT địa bàn.

Chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; kịp thời giải quyết ổn định các vụ tranh chấp, khiếu kiện, không để kéo dài, hình thành “điểm nóng” về ANTT.

Tăng cường công tác phòng, chống tội phạm; chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm kinh tế, tham nhũng, ma túy, môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm lợi dụng thiên tai, dịch bệnh,…

Thực hiện đồng bộ các biện pháp công tác nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về ANTT; khai thác, sử dụng đồng bộ, phát huy có hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân trong các mặt công tác Công an và kết nối, chia sẻ với các ngành theo quy định, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Tiếp tục phát huy vai trò là lực lượng trọng yếu trong công tác phòng, chống dịch bệnh; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với các ban, ngành hữu quan trên địa bàn nhằm thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng. Bảo đảm tốt công tác hậu cần, kỹ thuật phục vụ công tác và chiến đấu thường xuyên, đột xuất của lực lượng Công an huyện.

Nâng cao chất lượng công tác quản lý cán bộ. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương; tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, chiến sỹ. Đặc biệt, cần đề cao hơn nữa vai trò nêu gương và trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

Đồng chí Đại tá Đặng Văn Khoa trao tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” và “Chiến sỹ thi đua cơ sở” cho các tập thể, cá nhân của Công an huyện Đại Từ

Nhân dịp này, thay mặt Công an tỉnh Thái Nguyên, đồng chí Đại tá Đặng Văn Khoa đã trao tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” cho 18 tập thể và danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” cho 28 cá nhân của Công an huyện Đại Từ để động viên, ghi nhận những nỗ lực và cố gắng không không ngừng của cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị./.

Công an huyện Đại Từ ra quân cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm ANTT dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022

Ngày 16/12/2021, Công an huyện Đại Từ đã tổ chức Lễ ra quân cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự dịp Tết Nguyên đán Nhâm dần năm 2022. Tham dự buổi lễ có đồng chí Bí thư Huyện ủy, đồng chí Chủ tịch UBND huyện, các đồng chí lãnh đạo huyện, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện, tập thể lãnh đạo Công an huyện, cán bộ, chiến sỹ thuộc các lực lượng trong Công an huyện Đại Từ và 30 đồng chí Trưởng Công an các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ ra quân, đồng chí Bí thư Huyện ủy đã ghi nhận, biểu dương những kết quả, thành tích của Công an huyện Đại Từ đạt được trong thời gian qua. Đồng thời nhấn mạnh một số yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho lực lượng Công an huyện trong thời gian tiếp theo, trọng tâm là bảo đảm an ninh, trật tự Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022; thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Đồng chí Phạm Duy Hùng – Bí thư Huyện ủy Đại Từ phát biểu tại buổi lễ

Với tinh thần quyết tâm của toàn lực lượng, đồng chí Trưởng Công an huyện đã phát Lệnh đồng loạt ra quân, huy động tối đa lực lượng, phương tiện, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nhằm chủ động phòng ngừa, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự địa bàn huyện trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.

Đồng chí Trần Minh Cường – Trưởng Công an huyện phát Lệnh ra quân

Một số hình ảnh khác trong buổi Lễ:

Đồng chí Bí thư Huyện ủy động viên cán bộ, chiến sỹ thuộc các lực lượng trong Công an huyện Đại Từ

Công an huyện Đại Từ phát động Cuộc thi Ảnh nghệ thuật và Video clip với chủ đề Những chiến sỹ mang “Sứ mệnh bảo vệ cuộc sống bình yên”

Hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân (20/7/1962-20/7/2022), thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên, Công an huyện Đại Từ phát động Cuộc thi Ảnh nghệ thuật và Video clip với chủ đề Những chiến sỹ mang “Sứ mệnh bảo vệ cuộc sống bình yên” cho các đối tượng trong và ngoài lực lượng Công an tham gia.

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
– Tuyên truyền lan toả hình ảnh cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ, là lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.
– Lan toả khí thế sôi nổi, vinh dự, tự hào, cổ vũ cán bộ chiến sĩ lực lượng Cảnh sát nhân dân ra sức thi đua, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tiếp tục góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong tình hình mới.
– Tuyên truyền đến nhân dân cả nước về hình ảnh cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân không quản ngại khó khăn, gian khổ, nỗ lực hết mình đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, là điểm tựa tinh thần, chỗ dựa vững chắc của nhân dân.
– Khuyến khích cán bộ, chiến sĩ ứng dụng công nghệ số trong sáng tạo nghệ thuật, cũng như góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hoá tinh thần của cán bộ, chiến sĩ trong Công an nhân dân.
2. Yêu cầu
Các tác phẩm tham dự cuộc thi phải gần gũi, chân thực, mang ý nghĩa tích cực. Tác phẩm được chụp và ghi hình bằng máy quay, máy ảnh hoặc điện thoại; phải đảm bảo chất lượng về hình ảnh, âm thanh, ánh sáng mang tính nghệ thuật cao; nội dung tác phẩm phải đúng với chủ đề của Cuộc thi, đảm bảo tính nghiêm túc và tuyệt đối an toàn.
II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP
1. Nội dung, chủ đề
– Ca ngợi bản chất cách mạng, truyền thống vẻ vang của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành; khẳng định vai trò chủ công, nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng Cảnh sát nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
– Ca ngợi hình ảnh người chiến sĩ Cảnh sát nhân dân bản lĩnh, nhân văn, không quản ngại khó khăn, gian khổ, dung cảm, mưu trí, sáng tạo, sẵn sàng hi sinh trên mặt trận bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, vì bình yên cuộc sống và hạnh phúc của Nhân dân; khắc hoạ những tấm gương anh dũng, hi sinh. Của các thế hệ cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân; hình ảnh tận tuỵ, gần gũi, gắn bó mật thiết với Nhân dân, là chỗ dựa tin cậy của Nhân dân.
– Biểu dương gương người tốt, việc tốt, điển hình giúp dân phòng, chống dịch Covid-19, là lực lượng nòng cốt, hoàn thành tốt “nhiệm vụ kép” ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh và thực hiện nhiệm vụ trấn áp tội phạm đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
2. Thời gian nhận tác phẩm dự thi: bắt đầu kể từ ngày ban hành Kế hoạch đến hết ngày 20/4/2022.
3. Đối tượng tham gia
– Mọi công dân Việt Nam đều có thể tham gia cuộc thi.
– Khuyến khích, động viên các tác giả là cán bộ, chiến sỹ trong Công an huyện Đại Từ (tập thể và cá nhân)
4. Quy định về tác phẩm
4.1. Quy định chung
– Những tác phẩm đã tham gia cuộc thi, liên hoan trước đây được coi là không hợp lệ.
– Tác giả cam kết chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với tác phẩm của mình, đảm bảo không có tranh chấp bản quyền. Nếu các tác phẩm được trao giải vi phạm về bản quyền, Ban tổ chức, Hội đồng Giám khảo sẽ xem xét thu hồi và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ban tổ chức chỉ giải quyết mọi trường hợp khiếu nại về kết quả cuộc thi trong vòng 7 ngày từ ngày công bố kết quả.
– Tác phẩm dự thi thể hiện đúng chủ đề, nội dung của Cuộc thi; Video clip và ảnh phải chân thực, không dung kỹ xảo, không dàn dựng, không cắt ghép cảnh, trừ việc điều chỉnh độ sáng tối, tương phản, cân chỉnh màu sắc. Khi cần Ban tổ chức sẽ yêu cầu tác giả nộp file gốc để đối chiếu.
– Mỗi tác phẩm dự thi phải được đặt tên và viết tóm tắt ý nghĩa của từng tác phẩm tham dự Cuộc thi (Số lượng từ tối đa là 500 từ).
– Ảnh, Video clip tham gia cuộc thi không vi phạm thuần phong mỹ tục, pháp luật, văn hoá Việt Nam, không chứa đựng những nội dung tiêu cực về chính trị, tôn giáo. Nghiêm cấm tuyên truyền những hình ảnh về bạo lực, tuyên truyền phản động hoặc hành vi phá hoại. Nghiên cấm sử dụng hình ảnh, thông tin chưa được kiểm duyệt, kiểm chứng, hình ảnh, ngôn từ thiếu văn hoá. Ban tổ chức có toàn quyền huỷ bỏ những tác phẩm có dấu hiệu vi phạm quy định của cuộc thi.
– Trong trường hợp 1 nhóm (nhiều hơn 1 người) hợp tác cùng sáng tạo ra tác phẩm dự thi thì phải được gửi với tên của tất cả mọi người trong nhóm và tên nhóm trưởng. Trong trường hợp tác phẩm dự thi đạt giải được thực hiện bởi một nhóm, Ban tổ chức sẽ tiến hành trao giải cho nhóm trưởng hoặc một người đại diện trong nhóm.
– Tất cả các tác phẩm dự thi sẽ được kiểm duyệt về nội dung chủ đề, chất lượng nghệ thuật và thông tin về tác giả, tác phẩm mà Ban tổ chức yêu cầu.
– Ban tổ chức không chịu trách nhiệm về sự mất mát, thất lạc, hư hỏng trong quá trình tác giả gửi tác phẩm về Ban tổ chức dự thi.
– Ảnh, Video clip tham dự Cuộc thi bắt buộc phải có các thông tin kèm theo: băn đăng ký dự thi (theo mẫu đính kèm), họ và tên cá nhân tác giả hoặc tên nhóm tác giả, dân tộc, năm sinh, số CMND/Thẻ căn cước công dân, địa chỉ nơi ở, địa chỉ đơn vị đang công tác hoặc học tập, số điện thoại liên hệ.
– Thành viên Ban tổ chức, Hội đồng nghệ thuật có tác phẩm tham dự những sẽ không được xét giải.
– Trong mọi trường hợp, quyết định của Ban tổ chức là quyết định cuối cùng.
4.2. Đối với các tác phẩm nghệ thuật (là ảnh đơn hoặc ảnh bộ, ảnh màu hoặc đen trắng):
– Ảnh đơn: mỗi ảnh là một tác phẩm.
– Ảnh bộ: mỗi bộ ảnh được coi là một tác phẩm, từ 03 đến 10 ảnh (kèm theo maket của bộ ảnh). Tác giả phải đánh số thứ tự ảnh trong bộ ảnh.
– Trong trường hợp tác giả gửi cả ảnh đơn và ảnh bộ thì ảnh đơn không trùng với ảnh trong bộ ảnh.
– Mỗi tác giả/nhóm tác giả được gửi tối đa 10 ảnh đơn, 10 bộ ảnh tham dự Cuộc thi.
– Tác phẩm được sáng tác bằng phương pháp thực hiện, không sao chép, bắt chước ý tưởng dưới mọi hình thức, không chấp nhận ảnh chắp ghép, ảnh chỉnh sửa bằng phần mềm vi tính.
4.3. Đối với các tác phẩm Video clip
– Thí sinh được sử dụng máy ảnh, máy quay phim, Flycam hoặc điện thoại di động ghi hình ảnh (Nếu quay bằng điện thoại di động phải quay bằng màn hình ngang). Tác giả có thể sử dụng âm thanh, áng sáng trong Video clip dự thi, có thuyết minh, lời bình mô tả sự việc, hoạt động…
– Tác phẩm dự thi có chất lượng, độ phân giải cao, định dạng HD hoặc full HD đảm bảo về chất lượng hình ảnh và âm thanh để Ban tổ chức dùng làm tư liệu tuyên truyền trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân.
– Nội dung tác phẩm ngắn gọn, dễ hiểu, mang ý nghĩa truyền thống lớn, tạo ấn tượng đến người xem, bám sát chủ đề Ban tổ chức đưa ra là tiêu chí chính của tác phẩm dự thi; tác phẩm phải đưa ra được những thông điệp mới, những cách làm hay tác động mạnh mẽ, có cảm xúc thật đến người xem nhằm chuyển biến nhận thức của mọi người; có tính sáng tạo trong xây dựng kịch bản, kỹ thuật dàn dựng, tư liệu hình ảnh.
– Mỗi tác phẩm dự thi thời lượng tối đa là 10 phút, tối thiểu là 1 phút.
– Tác giả hoặc nhóm tác giả được gửi tối đa 05 Video clip.

Công an huyện Đại Từ rất mong nhận được sự tham gia hưởng ứng của các tác giả trong và ngoài lực lượng Công an để cuộc thi có phần ý nghĩa.

Một kẻ vu khống hèn hạ

Ngày 19/11/2021, Lễ tưởng niệm nạn nhân mất vì Covid-19 do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và UBND thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức đã diễn ra trọng thể tại Hội trường Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh và được truyền hình trực tiếp tại hai điểm cầu thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nhiều địa phương trong cả nước cũng hưởng ứng, tổ chức lễ tưởng niệm với hình thức, quy mô phù hợp với bối cảnh dịch bệnh.

Trong thời khắc thiêng liêng, tiếng chuông từ các cơ sở tôn giáo vang lên hòa cùng tiếng còi tàu, người dân thành phố Hồ Chí Minh tắt đèn, cùng thắp nến, thả hoa đăng trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Ý nghĩa của sự kiện quan trọng này, ai cũng biết là để tưởng nhớ hơn 23.500 đồng bào không may mất vì Covid-19. Nó cũng là nguyện vọng và mong muốn của nhân dân, là biểu hiện của truyền thống văn hóa “thương người như thể thương thân”, là sự sẻ chia, động viên nỗi đau của đồng bào…

Trang nghiêm, thiêng liêng và xúc động… mỗi chúng ta, ai cũng có thể cảm nhận bầu không khí đó. Thế nhưng, Phạm Minh Vũ  – một bồi bút nhãn Việt Tân – lại tỏ ra vô cảm trước sự kiện này. Y nhẫn tâm tung lên mạng Việt Tân, Chân Trời Mới Media bài viết “Thay vì tưởng niệm, nhà cầm quyền nên nhớ”.

“Thay vì tưởng niệm, nhà cầm quyền nên nhớ” – Một cái title đầy hậm hực.

Trong nội dung bài viết, cùng với xuyên tạc sự kiện thiêng liêng trên là “tổ chức rầm rộ mang tính hình thức”, Phạm Minh Vũ còn ngạo mạn phán rằng các “nhà cầm quyền phải thật lòng nhìn nhận thấu đáo trách nhiệm của mình đã gây ra kiếp nạn cho Dân tộc Việt Nam, cũng như hơn 2 vạn người đã “đi xa” trong đại dịch này”.

Vẫn biết, bẻ cong sự thật là “nghề” của tổ chức Việt Tân, nhưng trắng trợn đến mức ấy, bất chấp sự thật đến mức ấy, thì Phạm Minh Vũ đúng là điển hình.

Trắng trợn vì sao?

Vì bằng cách đổ nghiến cho nhà nước, Phạm Minh Vũ đã ngồi xổm lên một sự thật rằng: Đại dịch Covid-19 là một thảm họa toàn cầu chưa từng có trong lịch sử, nó gây tổn thất nghiêm trọng cho hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Chưa kể thiệt hại về kinh tế và các mặt khác, những con số “hơn 256 triệu ca nhiễm ghi nhận”, “hơn 5,13 triệu người tử vong” (tính tới thời điểm này) chính là minh chứng cho sức tàn phá và hậu quả khủng khiếp mà Đại dịch Covid-19 mang lại. Ngay cả các cường quốc kinh tế, đồng thời cũng là các quốc gia có nền y tế hàng đầu như Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Nga… cũng đã và đang bị đại dịch quần thảo dữ dội, phải căng mình chống trả một cách vất vả. Riêng Mỹ, số ca bệnh ghi nhận đã lên tới gần 48 triệu, trong đó có đến 769 nghìn người tử vong.

Bất chấp sự thật vì sao?

Vì Việt Nam từng là quốc gia được thế giới thừa nhận chống dịch hiệu quả nhất trong 3 làn sóng dịch đầu. Tới làn sóng dịch thứ 4, với sự xuất hiện của biến thể delta có độc tính rất cao, lây lan gấp hàng trăm lần, cũng như hầu hết các quốc gia khác, Việt Nam trải qua thách thức vô cùng to lớn, bị động trong nhiều tình huống và chịu đựng những thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, điều không thể phủ nhận là, trong bối cảnh khó khăn, phức tạp đó, nhà nước ta vẫn kiên trì quan điểm: Ưu tiên sức khỏe, tính mạng người dân. Đồng thời, căn cứ thực tế diễn biến dịch, chính phủ và các cơ quan chuyên môn đã điều chỉnh, thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống thích hợp; triển khai chiến lược ngoại giao vaccine và mở chiến dịch tiêm chủng quy mô nhất trong lịch sử; thực hiện các biện pháp an sinh xã hội…, gắn với duy trì các hoạt động kinh tế một cách linh hoạt. Tới nay, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được dịch; hoạt động kinh tế cùng các hoạt động xã hội khác đang dần được phục hồi trong trạng thái bình thường mới…

Không phải không có những khuyết điểm thuộc về chủ quan của chính phủ cùng các cơ quan liên quan trong chống dịch, nhưng quan điểm nhân văn cùng những việc làm quyết liệt và những kết quả cụ thể nêu trên chính là bằng chứng thuyết phục bác bỏ sự dối trá và những lời vu khống hèn hạ của Phạm Minh Vũ và tổ chức Việt Tân.

Bộ Công an triển khai ứng dụng khai báo y tế VNEID

Ngày 8/9/2021, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết, để phục vụ công dân rút ngắn thời gian khai báo y tế trong quá trình tham gia giao thông, Bộ Công an đã xây dựng ứng dụng khai báo y tế điện tử VNEID.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo: Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, đến nay đã thống nhất sử dụng mẫu Tờ khai chung do Bộ Công an ban hành; thống nhất 1 mã QR code của công dân sử dụng liên thông giữa phần mềm quản lý công dân vùng dịch và các ứng dụng đang sử dụng phổ biến (Ncovi, Bluezone, VHD).

Hướng dẫn công dân các bước sử dụng ứng dụng VNEID

Ứng dụng VNEID có khả năng kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để bảo đảm tính chính xác của thông tin công dân, phục vụ công tác truy vết F0, F1, F2 phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Đồng thời, có khả năng mở rộng triển khai ở các địa điểm khác khi có yêu cầu như: siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng thuốc…

Hiện tại, ứng dụng đã có thể cài đặt và sử dụng hoàn toàn miễn phí trên hai hệ điều hành của điện thoại thông minh là Android (tải từ CH play) và iOS (tải từ app store).